HỎI ĐÁP VỀ LOGISTICS (P11)

HỎI ĐÁP VỀ LOGISTICS (P11)

Logistics là một chuỗi các hoạt động liên quan đến việc vận chuyển, lưu trữ và phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Logistics đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, giúp kết nối các nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng trên khắp thế giới. Hãy cùng Tiền Giang Logistics khai thác thông tin qua chủ đề “Hỏi đáp về Logistics” nhé!

HỎI ĐÁP VỀ LOGISTICS (P11)
HỎI ĐÁP VỀ LOGISTICS (P11)

 Container có vai trò thế nào trong logistics? 

Container là một cấu kiện rỗng bằng kim loại, bên trong có thể chứa nhiều loại hàng hóa khác nhau và sử dụng được nhiều lần.

Được Malcolm McLean phát minh từ đầu thế kỷ XX, container là một sáng tạo lớn của ngành vận tải, giúp tiêu chuẩn hóa hoạt động vận tải bằng việc đặt ra một kích cỡ chuẩn để vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa. Hàng hóa được tập kết, đóng vào container ở những địa điểm khác nhau và chuyển đến cảng. Do có cùng một kích thước nên việc xếp container lên tàu biển nhanh hơn, các container có thể xếp chồng lên nhau nhiều tầng nên tàu biển có thể vận chuyển được nhiều hàng hơn. Khi dỡ xuống, container có thể chuyển sang các phương tiện đường sắt, đường bộ, đặt lên toa tàu hỏa hoặc rơ-mooc để tiếp tục vận chuyển đến điểm đích.

Do tính ưu việt của container, ngành đóng tàu đã cho ra đời các con tàu chuyên để chở container, và cũng hình thành những bến cảng chuyên bốc dỡ loại hàng này. Một container tiêu chuẩn có chiều dài 20 feet (6,1 mét) và chiều rộng 8 feet (2,44 mét). Ngoài ra, để vận chuyển được nhiều hàng hóa hơn, có loại container có chiều dài gấp đôi là 40 feet (12,2 mét). Chiều cao của các container là 2,59 mét. Ngoài ra, có loại container cao đến 2,9 mét, gọi là container High Cube.

Ngoài các container phổ biến là 20 feet và 40 feet, trong thực tế vận chuyển còn có các loại container 48 feet, 53 feet và 60 feet để vận chuyển các loại hàng hóa siêu trường, siêu trọng. Ngược lại, cũng có những loại container chỉ có kích thước bằng 1/2, 1/3 hoặc 1/4 container 20 feet thông thường.

Thông thường container có cửa ở một cạnh bên, nhưng cũng có loại container không có cửa mà để hở mái (open-top), dùng để chở các loại hàng bốc dỡ bằng cần cẩu thay vì xe nâng (ví dụ máy móc thiết bị, gỗ tròn, thép cây).

Ngày nay, container nói chung và container 40 feet nói riêng ngày càng phổ biến. 90% lượng hàng hóa vận tải bằng đường biển sử dụng container, trong đó 70% là container 40 feet. 

Các container có thể chuyên chở bằng đường hàng không được không?

Các container thông thường chỉ có thể vận chuyển bằng đường thủy, đường bộ hoặc đường sắt. Trong ngành hàng không, do đặc điểm của máy bay có tiết diện hình tròn và một phần được sử dụng để bố trí ghế ngồi hành khách, người ta sử dụng thiết bị riêng, gọi tắt là ULD (unit load device).

ULD là một pallet hoặc container để chứa các loại hàng hóa, hành lý chuyên chở bằng đường hàng không. Pallet là một mâm hàng, để đặt các món hàng có kích thước tương đối lớn, có móc khóa để cố định hàng hóa vào pallet cũng như cố định pallet vào thân máy bay.

HỎI ĐÁP VỀ LOGISTICS (P11)
HỎI ĐÁP VỀ LOGISTICS (P11)

Container hàng không thường bị vát một góc để phù hợp với hình dạng tiết diện máy bay. Vỏ container làm bằng vật liệu nhẹ như nhôm hoặc bạt để giảm khối lượng. Người ta phân loại các container này theo thể tích và kích thước, trong đó phổ biến là loại container LD3 và LD3-45.

Mỗi ULD được định danh bởi một dãy ký tự, trong đó 3 ký tự đầu tiên là chữ cái thể hiện loại ULD, 5 ký tự tiếp theo là chữ số thể hiện số thứ tự, và 2 ký tự cuối cùng là mã hiệu của hãng hàng không. Ví dụ AKH 24618 VN là một container loại LD3-45 không có lỗ để dùng xe nâng vận chuyển được, số thứ tự 24618 của hãng hàng không Vietnam Airlines. Tương tự RKN 00530 là container loại LD3 có thiết bị đông lạnh, số thứ tự 00530 của hãng hàng không MetroJet (Nga).

TEU và DWT là gì?

Do container có các kích thước đa dạng, khác nhau nên người ta cần một đơn vị chung để đo lường khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng container.

TEU là từ viết tắt của twenty-foot equivalent unit, có nghĩa là đơn vị tương đương với một container 20 feet. Như vậy, một container 20 feet là 1 TEU, một container 40 feet là 2 TEU.

Tương tự như TEU, có một đơn vị đo nữa là FEU (forty-foot equivalent unit), 1 FEU bằng một container 40 feet hay hai container 20 feet.

DWT là từ viết tắt của deadweight tonnage, là trọng tải của tàu, hay toàn bộ khối lượng hàng hóa, nhiên liệu, lương thực, thủy thủ, hành khách mà con tàu có thể chuyên chở được. Đơn vị tính trọng tải là tấn, nhưng một tấn DWT nhỉnh hơn một tấn thông thường khoảng 16 kg.

TEU và DWT là những đơn vị thường dùng khi nói đến khả năng vận chuyển của một con tàu. Ngoài việc tính khả năng hàng hóa một con tàu có thể chuyên chở, TEU cũng thường được dùng để đo hàng hóa đi qua một cảng nào đó. Trong khi đó, DWT thường được dùng để chỉ độ lớn của một con tàu, và cũng dùng để xác định khả năng một bến cảng có thể tiếp nhận được tàu lớn đến cỡ nào.

Mong rằng thông tin trên mang đến bổ ích cho bạn!

Xem thêm:

HỎI ĐÁP VỀ LOGISTICS (P10)

Gửi xúc xích đi Đức giá rẻ, nhanh chóng